Giải Thích Bệnh Đau Gót Chân

HEELGARDE chuyên giúp khả năng tự nhiên của cơ thể chống lại những chứng bệnh bàn chân như đau thốn gót chân, xương gai gót chân, đau gót chân vào buổi sáng và chiều, đau nhức mắt cá, đau nhức ngón chân, đau nhức lòng bàn chân và đau nhức vì phù bàn chân.

Bệnh đau gót chân xuất phát khi cân cơ của lòng bàn chân bị viêm vì những thức ăn có tính chất nhiệt và vì trọng lượng của cơ thể đè ép lên cơ bắp của lòng bàn chân gây cản trở cho sự lưu thông của khí huyết, sự cộng hưởng của hai yếu tố viêm và lưu thông yếu của khí huyêt dẫn đến sự đau nhức trong việc đi đứng. Sau một thời gian, cơ bắp của lòng bàn chân sẽ bị teo rút gây ra đau nhức mãn tính và bàn chân cũng sẽ mất đi độ cong cần thiết cho việc đi đứng bình thường.

Dược Thảo Toàn Chân Chai số 4 nuôi dưỡng bàn chân để đem lại sư êm dịu thoải mái cho chúng ta. Nên quan tâm ngay trước khi bệnh trở thành mãn tính. Thuốc giảm đau không phải là phương pháp điều trị tối ưu vì nó chỉ cho hiệu quả tạm thời và có phản ứng phụ hại cho bao tử. Giải phẩu thì tốn kém chưa hẳn đem lại kết quả như ý muốn. Dược Thảo Toàn Chân Chai số 4 đã được bào chế đặc biệt cho sức khỏe bàn chân qua nhiều năm nghiên cứu. Độc nhất vô nhị.*

Sản Phẩm do Đông y sĩ Nguyễn Thanh Toàn với nhiều năm kinh nghiệm đảm trách. Sản xuất tại USA, trong phân xưởng được kiểm soát bởi Cục Quản Lý Dược Phẩm Hoa Kỳ (U.S. Drug Enforcement Administration)

Chi tiết xem tại: https://www.xvhealthcare.com/product/heelgarde-4-dau-got-chan/

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Các câu hỏi về bệnh Đau Gót Chân

FAQ Bệnh Đau Gót Chân:

Câu Hỏi: Tôi bị đau gót chân 2 năm do chơi thể thao. Tôi đi khám bác sĩ chuẩn đón tôi bị viên gân gót asin (gân nối với xương gót do chơi thể thao quá mức), chụp XQ không gai đã điều trị 2 năm nhưng không khỏi. Vậy tôi có thể dùng thuốc trị đau gót chân của Toàn Chân có được không? nếu uống thì mấy lọ sẽ khỏi. xin cám ơn!

Trần Hữu Phúc

Chào anh Phúc,

Việc đầu tiên anh nên tránh là tập thể thao quá đà vì có nguy cơ làm chấn thương thêm ở gót chân. Nếu vào buổi sáng sau khi thức dậy, anh cảm thấy đau gót chân khi bước xuống giường và sau đó vài bước thì lại bớt đau thì anh bị bệnh viêm gan chân (plantar fasciitis) và không hẳn là do thể thao gây ra.

Nhưng khi đã bị đau gót chân thì anh nên hạn chế tập thể thao và tránh những thức ăn nhiệt như là thịt bò, bia rượu, trái cây nóng, đồ ăn cay v.v. để tránh cho cơ thể bị viêm (inflammation). Anh có thể sử dụng chai số #4 Dược Thảo Toàn Chân. Thông thường thì khoảng 2-4 chai là thấy hiệu quả và dựa trên tốc độ hồi phục mà chúng ta mới có thể ước lượng được mình sẽ bình phục trong bao nhiêu chai. Theo kinh nghiệm lâm sàn thì nhiều nhất là 14 chai và nhanh nhất là 2 chai.

Xin cảm ơn.


Đông Y Sĩ Nguyễn Thanh Toàn

Câu hỏi:
Tôi bị gai gót chân, thường gây đau đớn và đi lại khó khăn. Tôi đã đi khám, chụp Xquang và uống thuốc theo đơn cũng thấy đỡ nhưng không khỏi hẳn. Xin hỏi tại sao bị gai gót chân và có cách nào điều trị bệnh?
Nguyễn Thị Thắm (Thanh Hóa)
Chào Chị Thắm,
Khi bước đi, một gót chân sẽ tạm thời chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Lúc chuyển động, khối lượng mà gót chân gánh có thể gấp 20 lần trọng lượng của cơ thể. Trọng tải này được mềm lại bởi lớp đệm mỡ phía dưới gót chân và phần gân lớn nằm ở lòng bàn chân.
Khi bạn ngồi hoặc thả lỏng cơ thể, phần cơ của bàn chân sẽ co lại để bảo vệ phần gân bị tổn hại, giúp cơn đau giảm đi. Nhưng khi đứng lên, áp lực quay lại và tình trạng có thể trầm trọng hơn. Qua thời gian, để đền bù lại việc gân chân liên tục bị tổn thương, cơ thể nỗ lực tìm cách sửa chữa giống như trường hợp xương bị gãy, có nghĩa là cơ thể sẽ tiết ra chất bao bọc phần gân bị tổn hại. Kết quả là gai xương gót xuất hiện và áp lực cơ thể đè nặng lên nó càng tạo ra cơn đau dai dẳng hơn cho chân.
Thông thường, gai chỉ xuất hiện ở một bàn chân chứ hiếm khi nào cả hai chân đều bị. Có nhiều triệu chứng cho thấy gai đã mọc ở chân: cơn đau buốt, giống như bị dao cứa bên dưới hoặc bên trong gót chân; cơn đau này thường dịu đi khi cơ thể nghỉ ngơi và lại đau hơn khi đứng dậy; cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng; cơn đau sẽ tồi tệ hơn khi bệnh nhân bước đi trên bề mặt cứng hoặc mang vác vật nặng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ bị gai gót chân nhiều hay ít tùy theo đối tượng, chẳng hạn phụ nữ dễ bị hơn nam giới và tuổi tác cũng khiến con người dễ bị tổn thương hơn, do phần mỡ đệm mất dần khả năng giảm xóc.
Trường hợp của bạn nên dùng thuốc để điều trị triệu chứng đau. Nếu thấy đau nhiều (đau cấp tính), nên nghỉ ngơi. Bạn nên khám ở chuyên khoa xương khớp để có chỉ định điều trị đúng.
BS. Ngọc Anh
Câu hỏi:
Tôi bị gai gót chân 2 năm rồi, tôi đi bác sĩ đã chích vào 2 gót chân 2 lần rồi, nhưng chỉ hơn 1 năm tôi đã đau lại, đi lại rất đau. Vì công việc tôi đi đứng nhiều nên đau lắm, xin hỏi bs cho tôi lời khuyên và cách trị, xin cảm ơn BS.
Phạm Diễm Kiều <kieupham19****@gmail.com>


Chào chị Kiều,
Bệnh gai gót chân hoặc thốn gót chân cần ít đi đứng và tập thể dục. Đi càng nhiều, chạy nhảy càng nhiều, hoặc đứng càng nhiều thì bệnh càng trầm trọng hơn.  Không nên tập co giản lòng bàn chân hoặc chườm đá lạnh.

Chị sử dung thử chai số 4 của Dược Thảo Toàn Chân, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3 viên thậm chí 4 viên thì càng tốt.  Chai số 4 làm cho máu không tụ lại ở lòng bàn chân và làm tan máu bầm. Bình thường thì bệnh sẽ thuyên giãm sau khi sử dụng vài chai.
Chị ráng kiên nhẩn và chị sẽ bình phục. 
Cảm ơn chị
Đông Y Sĩ Nguyễn Thanh Toàn
Câu Hỏi:
Tôi bị gai gót chân, thường gây đau đớn và đi lại khó khăn. Tôi đã uống thuốc theo đơn cũng thấy đỡ đau. Tuy nhiên, với bệnh này tôi có nên tập thể dục bằng cách đi bộ không vì có người nói đi bộ nhiều cái gai chai đi, thành quen với cảm giác đau, lâu dần sẽ không đau nữa. Nhưng có người lại khuyên hạn chế đi bộ vì cái gai sẽ đâm vào các dây thần kinh dễ gây đau đớn. Tôi rất băn khoăn không biết cách nào đúng, mong giải đáp.
Nguyễn Hoài Phương (Hà Nội)
Chào Anh Phương,
Khi bước đi, một gót chân sẽ tạm thời chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Lúc chuyển động, khối lượng mà gót chân gánh có thể gấp 20 lần trọng lượng của cơ thể.
Khi bạn ngồi hoặc thả lỏng cơ thể, phần cơ của bàn chân sẽ co lại để bảo vệ phần gân bị tổn hại, giúp cơn đau giảm đi. Nhưng khi đứng lên, áp lực quay lại và tình trạng có thể trầm trọng hơn. Qua thời gian, để đền bù lại việc gân chân liên tục bị tổn thương, cơ thể nỗ lực tìm cách sửa chữa giống như trường hợp xương bị gãy, có nghĩa là cơ thể sẽ tiết ra chất bao bọc phần gân bị tổn hại. Kết quả là gai xương gót xuất hiện và áp lực cơ thể đè nặng lên nó càng tạo ra cơn đau dai dẳng hơn cho chân.
Thông thường, gai chỉ xuất hiện ở một bàn chân chứ hiếm khi cả hai chân đều bị. Có nhiều triệu chứng cho thấy gai đã mọc ở chân: cơn đau buốt, giống như bị dao cứa bên dưới hoặc bên trong gót chân; cơn đau này thường dịu đi khi cơ thể nghỉ ngơi và lại đau hơn khi đứng dậy; cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng; cơn đau sẽ tăng khi bệnh nhân bước đi trên bề mặt cứng hoặc mang vác vật nặng.
Trường hợp của bạn nên dùng thuốc để điều trị triệu chứng như dùng thuốc giảm đau, giãn cơ, lý liệu pháp, xoa bóp và ngâm nước muối nóng mỗi tối trước khi đi ngủ. Nếu đợt nào thấy đau nhiều (đau cấp tính) thì nên nghỉ ngơi. Khi đỡ hoặc hết đau thì vẫn nên tập thể dục, đi bộ.            
            BS. Ngọc Anh

Dược thảo trị đau gót chân

Đau gót chân không chỉ đau đớn vài phút mà còn kéo dài hơn thế nữa nếu điều trị không đúng cách và kịp thời. Nó là trạng thái bệnh lý gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là độ tuổi trung niên và thường bị bỏ qua, coi là bệnh nhẹ. Trên thực tế, đau gót chân có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm như: Viêm cân gan chân, viêm gân Achilles và gai gót chân.
Thông thường, khi bị đau, bác sỹ tây y thường cho dùng thuốc chống viêm giảm đau không steroid như: Aspirin, diclofenac, meloxicam hoặc tiêm corticoid tại chỗ. Tuy nhiên, dùng những thuốc này có thể mang lại nhiều tác dụng phụ, bao gồm: Ruột bị rò rỉ, chảy máu và các triệu chứng loét dạ dày.
Phẫu thuật là giải pháp được ít bệnh nhân lựa chọn, vì có thể phải phẫu thuật cả 2 chân và nếu không may, phẫu thuật thất bại sẽ để lại những hậu quả không lường cho sức khỏe. Hơn nữa, phẫu thuật cũng để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ.

Thuốc trị đau gót chânĐể phòng ngừa, điều trị đau gót chân hiệu quả, HERBAL FX qua nhiều năm nghiên cứu đã bào chế ra sản phẩm đặc biệt cho sức khỏe bàn chân HEELGARDE – Dược Thảo Toàn Chân Chai số 4 nuôi dưỡng bàn chân để đem lại sự êm dịu thoải mái cho bàn chân.

Sản phẩm được sản xuất tại USA, trong phân xưởng được kiểm soát bởi Cục Quản Lý Dược Phẩm Hoa Kỳ (U.S. Drug Enforcement Administration) hiệu quả cao, hoàn toàn không gây phản ứng phụ, độc nhất vô nhị trên thị trường thuốc chữa bệnh đau gót chân.




1 nhận xét: